Nhà vệ sinh – công trình phụ là một phần không thể thiếu của mỗi gia đình. Mặc dù chỉ chiếm không gian nhỏ nhưng bất cứ ai cũng phải sử dụng đến với tần suất thường xuyên. Nếu như khoảng 15 đến 20 năm trước, việc xây nhà vệ sinh không được chú trọng hoặc chỉ được xây dựng với vật dụng thiết yếu thì ngày nay vấn đề này cũng được cân nhắc hết sức kỹ lưỡng. Có những ngôi nhà hiện đại không chỉ có 1 mà làm mỗi phòng hay mỗi tầng 1 nhà vệ sinh. Vì thế, việc xem xét xây công trình phụ hết bao nhiêu tiền để bố trí cũng hết sức quan trọng.










Bạn đang xem: Xây Công Trình Phụ Hết Bao Nhiêu Tiền, Là Chính Xác Và Cách Tính
Thiết kế thông minh giúp tiết kiệm diện tích cho nhà vệ sinh
Đảm bảo ánh sáng, thông gió cho nhà vệ sinh
Công trình phụ thường sẽ được làm kín để đảm bảo quyền riêng tư cho người sử dụng. Tuy nhiên chúng lại gây ra mùi khó chịu. Và để đảm bảo có một không gian thông thoáng, dễ chịu bạn nên lắp quạt thông gió và làm ô sáng phù hợp.
Nếu là ánh sáng nhân tạo thì cũng không nên sử dụng quá nhiều đèn. Nếu nhà vệ sinh sáng quá cũng làm cho không gian trở nên bí bách, không được thoải mái và tự nhiên khi sử dụng. Chỉ nên lắp khoảng 1 đến 2 bóng sát trần hoặc trên trần nhà. Như vậy ánh sáng vừa đủ lại dễ chịu.
Lưu ý là đèn và các thiết bị điện cần phải đặt trong các hộp trong suốt. Điều này sẽ giúp bảo vệ đồ điện tốt hơn, tránh tiếp xúc với nước gây ra chập điện, cháy nổ.
Đảm bảo hệ thống kỹ thuật tốt
Muốn cho hoạt động của nhà vệ sinh diễn ra được an toàn và lâu bền thì việc thiết kế hệ thống được ống dẫn nước, đường điện cũng cần đảm bảo một cách chính xác. Trước hết, hãy lắp đặt chính xác đường ống nước cố định ở trên sàn hoặc tường nhà.
Chất liệu đường ống phải là loại tốt và đảm bảo độ dốc. Có như vậy thì khi sử dụng nước thải mới thoát được và cống không bị tắc gây ra ô nhiễm, phiền hà.
Đối với hệ thống đường điện, điều bạn cần quan tâm là sắp đặt gọn gàng, cố định, tránh các khu vực ẩm ướt vì nước luôn là thứ xuất hiện trong nhà vệ sinh. Tuyệt đối không được để đường điện đi nổi. Dây dẫn điện không được hở. Bình nóng lạnh phải có dây nối đất cũng như lắp đặt aptomat riêng biệt.
Không đặt nhà vệ sinh ở giữa nhà như vật hệ thống thoát nước sẽ chạy quá khu vực sinh hoạt khác gây bất tiện và rất khó để sửa chữa. Nhà vệ sinh của các tầng nên được đặt chồng lên nhau như thế đường ống nước, đường điện sẽ chạy thẳng rất thuận tiện. Còn như 1 tầng có 2 nhà vệ sinh thì đặt chúng quay lưng lại với nhau là sự lựa chọn hoàn hảo.
Chi phí xây nhà tắm và công trình phụ hết bao tiền
Nếu ai đang quan tâm đến việc xây công trình phụ hết bao nhiêu tiền thì lời giải đáp cụ thể sẽ có ở phần cuối của bài viết. Từ đó, khách hàng có thể dự trù kinh phí cho việc xây dựng khu vực này.
Xây công trình phụ bao gồm những đầu việc nào?
Tùy thuộc vào từng khu vực xây dựng cũng như điều kiện của các gia đình mà công trình phụ sẽ có sự biến đổi một cách linh hoạt. Tuy nhiên, sẽ có 2 kiểu công trình phụ sau:
Công trình phụ khép kín
Công trình phụ khép kín là sự lựa chọn của nhiều gia đình hiện nay bởi chúng kết hợp cùng với nhà ở của bạn rất tiện lợi khi sử dụng. Chi phí để xây nhà vệ sinh cũng rất tiết kiệm, phù hợp với nhiều người.
Xem thêm: mổ mắt relex smile bao nhiêu tiền
Mẫu công trình phụ này được kết hợp cùng với phòng bếp, nhà tắm sẽ được sắp xếp cùng nhau và thông với nhà chính. Lối xuống công trình phụ sẽ ở trong nhà chứ không cần phải đi ra ngoài trời. Đó chính là lý do vì sao đây được gọi là công trình phụ khép kín.
Công trình phụ không khép kín
Công trình phụ có thể không liền với nhau và tách biệt hoàn toàn với nhà chính. Thường thì phương án này sẽ được các gia đình ở vùng nông thôn lựa chọn khi diện tích đất lớn và có nhiều khu vực tách biệt.
Tùy vào từng mục đích sử dụng mới xác định được công trình phụ này có tiện lợi hay không. Nếu gia đình bạn không làm nghề thì kiểu công trình này khá bất tiện. Còn nếu như gia đình làm nghề vườn, sản xuất tiểu thủ công nghiệp thì nhà vệ sinh tách biệt lại cực kỳ phù hợp.
Tuy nhiên, điều hạn chế là vì tách biệt nên nếu mưa gió mà muốn đi vệ sinh, tắm rửa thì lại rất khó khăn, bất tiện. Bên cạnh đó, chi phí để đầu tư công trình này khá nhiều khi không có sự liên kết với các công trình khác.
Các bước cần tiến hành khi xây công trình phụ
Các bước để xây nhà vệ sinh bao gồm:
Bước 1: Xác định rõ nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh của gia đình mình dựa vào: số lượng thành viên trong gia đình và mỗi người dùng nhà vệ sinh nhiều lần hay ít lần trong ngày.Bước 2: Số tiền mà bạn có thể bỏ ra để xây dựng công trình phụ, nhà tắm cũng như phòng vệ sinh.Bước 3: Xác định diện tích dùng để xây dựng công trình phụ của nhà bạn là bao nhiêu?Bước 4: Nếu là công trình không khép kín hãy xem xét đến việc công trình này có được xây dựng trên mặt bằng hợp pháp hay không.Bước 5: Xây dựng công trình phụ mới hay là tủ bổ từ nền móng cũ.Bước 6: Lựa chọn các loại vật liệu xây dựng, trang thiết bị dùng trong công trình phụ.Bước 7: Thuê thợ xây dựng công trình.Bước 8: Tiến hành xây dựng công trình phụ của gia đình. Hạch toán theo từng giai đoạn để biết chi phí xây dựng ra sao và có kế hoạch cho các bước tiếp theo.Bước 9: Nghiệm thu công trình và bổ sung các thiết bị còn thiếu.
Xây công trình phụ hết bao nhiêu tiền?
Như đã nói cụ thể và chi tiết ở phía trên, việc xây công trình phụ hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia để đảm bảo tiết kiệm chi phí tối đa cũng như kéo dài thời gian sử dụng công trình thì nên xây nhà vệ sinh theo kiểu khép kín.
Chi phí xây công trình phụ cho gia đình khu vực thành phố
Đối với các gia đình sống ở thành phố, diện tích nhà nhỏ chắc chắn công trình phụ sẽ xây dựng luôn trong nhà. Thường thì mỗi một tầng sẽ có ít nhất 1 nhà vệ sinh để tiện cho việc sử dụng. Tuy nhiên, không phải xây nhà vệ sinh tầng nào cũng giống nhau. Vì thế, hãy cân nhắc và điều chỉnh công năng sử dụng thật phù hợp.
Chi phí sẽ phụ thuộc vào việc mua sắm các thiết bị, thuê nhân công. Mức chi phí dành ra để xây tổ hợp công trình phụ cho nhà phố sẽ giao động ở mức trung bình từ 20 cho đến 50 triệu đồng.
Chi phí xây công trình phụ cho các gia đình nông thôn
Các gia đình ở vùng nông thôn thì không yêu cầu phải mua sắm các loại trang thiết bị với giá quá cao, chỉ cần đủ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các thành viên là được. Chính vì thế, mức chi phí dành cho công trình phụ giao động từ 15 đến 22 triệu đồng.
Xem thêm: 1kg giấy bao nhiêu tiền
Như vậy là các thông tin cơ bản liên quan đến việc xây nhà vệ sinh cũng như xây công trình phụ hết bao nhiêu tiền đã được đề cập vô cùng chi tiết trong bài viết. Nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng công trình phụ thì có thể tham khảo thông tin và thực hiện để có được một công trình ưng ý.
Bình luận