Cấu Tạo Dao Tiện Và Các Góc Độ Của Dao Tiện Và Cách Phân Loại Chuẩn Xác

1.khái niệm về dao tiện

a)Các thành phần của dao tiện

Cấu tạo của dao gồm có đầu dao (phần làm việc) và thân dao.

Bạn đang xem: Cấu Tạo Dao Tiện Và Các Góc Độ Của Dao Tiện Và Cách Phân Loại Chuẩn Xác

*

-Thân dao dùng để kẹp dao trên bàn dao của máy. Những thông số đặc trưng cho thân dao là chiều cao H chiều rộng B, và chiều dài L. Đôi khi dùng thân dao có tiết diện tròn.

-Đầu dao được hình thành do mài và gồm có: mặt trước, mặt sau, lưỡi cắt và mũi dao (hình 4).

+Mặt trước là mặt theo do phoi thoát ra trong quá trình cất.

+Mặt sau là mặt đối diện với bề mặt đang gia công của chi tiết. Người ta phân biệt mặt sau chính 2 và mặt sau phụ 3.

+Mũi dao 4 là ‘chỗ nồi tiẽp giữa, lười cất chính và lưỡi cắt phụ.

+Lưỡi cắt là giao tuyến của mặt trước và mặt sau. Người ta cũng chia ra hai loại: lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ.

•lưỡi cắt chính 6 là giao tuyến của mặt trước và mặt sau chính, giữ nhiệm vụ chủ yếu trong quá trình cắt.

•lưỡi cắt phụ 5 là giao tuyến của mặt trước và mặt sau phụ.

 b)Các thông số hình học của dao tiện

*

Các góc chính của dao được đo trong mặt cắt chính, là mặt phẳng thẳng góc với hình chiếu của lưỡi cắt chính trên mặt phẳng đáy:

-Góc sau chính α, là góc giữa mặt cắt và mặt sau chính của dao tại điểm kê lưỡi cắt chính. Cần có góc sau để giảm ma sát giữa mặt sau của dao và mặt của chi tiết gia công. Góc sau thường lấy trong khoảng 2-12°.

-Góc sắc β, là góc giữa mặt trước và mặt sau chính của dao. Độ bền phần làm việc của dao phụ thuộc vào góc này.

-Góc trước γ, là góc giữa mặt trước của dao và mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng cắt đi qua lưỡi cắt chính của dao. Góc này cần có để giảm lực cắt, đồng thời giảm ma sát giữa phoi và mặt trước của dao. Khi gia công kim loại dẻo, góc γ lấy trong khoảng 10-20° hoặc lớn hơn. Khi gia công thép, đặc biệt khi dao làm bằng hợp kim cứng, góc γ lấy gần bằng không hoặc lấy trị số âm. còn khi gia công bằng các dao định hình (dao tiện định hình, dao phay định hình, dao phay ren, dụng cụ cắt răng, V. V.) góc trước γ phải bằng không hoặc rất nhỏ (từ 2 đến 4°).

-Góc cắt δ , là góc giữa mặt trước của dao và mặt phẳng cắt.

-Các góc phụ của dao α1, β1 và δ1 đo trong mặt cắt phụ và cũng được xác định tương tự như các góc chính của dao

-Các góc nghiêng đo trong mặt phẳng dày.

-Góc nghiêng chính φ, là góc giữa hình chiếu của lưỡi cắt chính trên mặt đáy và chiều chạy dao.

-Góc nghiêng phụ φ1 là góc giữa hình chiếu của lưỡi cắt phụ trên mặt đáy và chiều ngược với phương chạy dao.

-Góc mũi dao ε, là góc giữa các hình chiếu của lưỡi cắt chính và phụ trên mặt phẳng đáy.

Thông số hình học (các góc mài sắc) của bất cứ dụng cụ cắt gọt nào (dao phay, mũi khoan, mũi dao, V. . V.) đều được xác định tương tự như dao tiện

2.Khái niệm chung về cấu tạo dao phay

Quá trình phay được thực hiện bằng một loại dao cắt mà ta gọi là dao phay. Các răng của dao phay có thể xếp đặt trên bề mặt hình trụ, và cũng có thể nằm ờ mặt đầu. Mỗi một răng của dao phay là một lưỡi dao đơn giản (hình 7). Thông thường thì dao phay là dụng cụ cắt có nhiều răng. Nhưng đôi khi người ta sử dụng dao phay có một răng duy nhất.

Xem thêm: bao nhiêu db là ồn

Phần cắt của dao phay được chế tạo bằng các loại vật liệu như thép cacbon, thép gió, hợp kim cứng và vật liệu sứ

a)các thông số hình học của dao phay

*

-Mặt trước của răng 1, là bề mặt theo đó phoi thoát ra.

-Mặt sau của răng 4, là bề mặt hướng vào mặt cắt trong quá trình gia công.

-Lưng của ráng 5, là bề mặt tiếp giáp với mặt trước của một răng và mặt sau của răng cạnh đó. Nó có thể là mặt phẳng, gãy khúc hoặc mặt cong.

-Mặt phẳng đầu, là mặt phẳng vuông góc với trục của dao phay.

-Mặt phẳng tâm, là mặt phẳng đi qua trục của dao và một điểm quan sát trên lưỡi cắt của nó.

-Lưỡi cắt 2, là một đường tạo bởi giao tuyến của hai mặt trước và sau của răng.

-Lưỡi cắt chính là lưỡi cắt thực hiện công việc chính trong quá trình gia công. Ớ dao phay hình trụ, lưỡi cắt chính có thể là thẳng (theo đường sinh của hình trụ) nghiêng so với đường sinh và có dạng đường xoắn ốc. Ờ dao phay hình trụ không có lưỡi cắt phụ.

Đối với dao phay mặt đầu cũng giống như dao tiện, người ta phân biệt:

-lưỡi cắt chính, là lưỡi cắt nghiêng một góc so với trục của dao phay

-lưỡi cắt phụ, là lưỡi cắt nằm ờ mặt đầu của dao phay.

-lưỡi cắt chuyển tiếp, là lưỡi cắt nối các lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ với nhau.

b)hình dạng và kết cấu của răng.

Dựa theo bề mặt mài dao phay, người ta chia kết cấu của răng ra làm hai loại:

-răng nhọn là răng được mài theo mặt sau (hình a)

-răng tù là răng chỉ được mài theo mặt trước (hình b)

*

Người ta phân biệt các thành phần của dao như sau

*

-Chiều cao h là khoảng cách giữa lưỡi cắt và đáy của rãnh, đo trong tiết diện hướng kính vuông góc với đường tâm của dao.

-Bề rộng mặt sau của răng, là khoảng cách giữa lưỡi cắt và đường giao nhau của mặt sau với lưng của răng, đo trong phương vuông góc với lưỡi cắt.

Xem thêm: z1000 giá bao nhiêu 2020

-Bước vòng của răng là khoảng cách giữa các điểm tương ứng trên lưỡi cắt của hai răng liền nhau được đo theo cung tron với tâm nằm trên trục dao và trong mặt phẳng vuông góc với trục này.